Khi nghĩ về cuộc đời mà xót xa cho thân phận làm người. Đời
người như chỉ là sự gặp gỡ rồi chia tay. Có người thành công kẻ thất bại, có
người hạnh phúc kẻ đắng cay. Nhưng thành công hay thất bại, hạnh phúc hay đắng
cay, cuối cùng phải bỏ lại đàng sau tất cả, để bước theo định mệnh của tạo hóa.
Sự chia tay này làm bao nhiêu hoài bão của con người như cuộc phiêu lưu còn
dang dở, biết bao dự phóng như mộng mơ chưa thành hiện thực. Từ đó đã để lại
trong tâm hồn con người biết bao đau khổ. Phải chăng vì thế mà thi sĩ Nguyễn Du
đã phải thốt lên :
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn
lòng.”
Chúa Giêsu nhập thế. Ngài cũng đã chấp nhận quy luật
duyên sinh tan - hợp của kiếp phù du phong trần, nghĩa là sinh ra, vào cuộc trần,
gặp gỡ, chết và về trời, chia tay với muôn người. Đây là cuộc chia tay gây ấn
tượng nhất, sâu sắc nhất, đẹp nhất của nhân loại với Chúa tể hoàn cầu. Bởi vì nó
đã ghi dấu ấn vào lịch sử loài người, để rồi ngàn năm mãi mãi ghi nhớ.
Theo tâm lý thì kẻ đi người ở đều bồi hồi, thổn thức và
nhớ thương. Đối với Tông đồ sự ra đi của Chúa Giêsu để lại sự trống vắng, cô
đơn, sự mất mát không ai có thể bù đắp được. Bởi vì, Chúa Giêsu đã khắc ghi
trong tâm hồn họ biết bao điều hay, vẻ đẹp, biết bao ấn tượng sâu sắc. Nhất là
từ đây họ không còn được thấy Thầy Giêsu của mình bằng xương bằng thịt, không
còn được thấy Chúa trực tiếp dạy dỗ, không còn cùng đồng bàn với Ngài ... Tác
giả sách Công vụ tông đồ đã diễn tả tâm tình đó như sau : “Hỡi những người
Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời” (Cv 1, 11). Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã diễn tả kẻ
ở người đi thật tuyệt vời :
“Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ.”
Đối với các
ông giờ đây tất cả chỉ còn là kỷ niệm, để rồi lưu trữ hoài niệm, mỗi khi nghĩ đến
mà nhớ mà thương.
Ngược lại, nơi Chúa Giêsu cũng có nước mắt mặn nồng, máu
đỏ trong trái tim nồng ấm. Nếu như người ở lại với tâm hồn trống vắng dại khờ,
thì chắc chắn người ra đi cũng với tâm hồn xao xuyến, thao thức và nhớ thương. Thật
vậy, tất cả kỷ niệm nơi trần gian đã hóa thành tâm hồn của Ngài. Bởi vì Ngài đã
yêu thương con người đến cùng (x.Ga 13, 1).
Nỗi băn khoăn của các Tông đồ bấy giờ cũng là nỗi băn khoăn của chúng ta khi
chia tay với người ta yêu quý. Chúng ta là người hậu sinh có thể tâm sự với
Ngài khi vui cũng như lúc buồn ? Trong lúc cuộc đời với biết bao cạm bẫy, thách
thức khiến ta phải vượt qua.
Trước lúc Chúa về trời, Ngài đã hứa : “Thầy sẽ ở cùng các
con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20), nhất là qua Bí tích tình yêu nhiệm mầu,
con người lại được liên kết với Ngài. Vì vậy, dầu cho cách mặt nhưng tình Chúa
vẫn chan hòa trong tâm hồn và cuộc sống chúng ta. Hơn nữa, trong thinh lặng
nguyện cầu chúng ta còn được đắm chìm trong huyền nhiệm sâu thẳm của Thiên
Chúa. Trong thinh lặng chúng ta sẽ bắt đầu tâm sự với Chúa qua làn gió nhẹ và
tiếng thì thầm.
Như thế, nếu như duyên sinh làm cho chúng ta xa cách Đấng
Tình Quân về thể lý, thì thinh lặng là cửa ngõ để chúng ta bước vào cuộc gặp gỡ,
kết hợp thân tình với Ngài, một sự kết hợp miên man mang đến nguồn hạnh phúc an
lạc và vĩnh hằng.
E. Trúc
Giang, spc
Khi tôi sinh ra choà đời bằng tiếng khóc.....
Trả lờiXóakhi tôi ra đi người ta khóc còn tôi mĩn cười
tin nhanh,van hoa giao thong,tin tuc kinh te, tin the gioi, bien bao giao thong