Một lần nữa tôi lại có dịp trở lại với thành phố Rô-ma....
Rô-ma,
cái nôi của nền văn minh phương Tây (sau thành phố A-then, Hy-lạp), trung tâm của
Đế quốc La-mã, mãnh đất cưu mang thành Va-ti-can. Rô-ma khoác trên mình những
cái tên vô tận : Caput Mundi (Kinh thành thế giới), Thành phố trên bảy ngọn đồi,
Città eterna (Thành phố vĩnh hằng)…
Rô-ma,
một cách nào đó, biểu trưng cho “Thành đô Thiên Chúa”. Nó là trung tâm hành
hương, nơi hội tụ nhiều người thuộc mọi sắc tộc, mọi ngôn ngữ và mọi quốc gia. Rô-ma
là nơi mà người ta tìm đến không những chỉ vì các công trình kiến trúc đồ sộ và
các tác phẩm nghệ thuật, mà còn là linh địa của đức tin.
Những
gì tôi thấy là sự kiên trì và lòng yêu mến của khách hành hương đối với nơi
đây. Người ta kiên trì trong dòng người tiến về thánh điện của Vương cung thánh
đường Phê-rô ; người ta kiên trì trong những giờ yết kiến chung hàng tuần của Đức
Giáo Hoàng ở quảng trường thánh Phê-rô dưới cái nắng mùa hè Rô-ma. Người ta biểu
lộ lòng yêu mến đối với Giám mục thành Rô-ma (Đức Giáo Hoàng) - người đấng đầu
của Giáo hội Công giáo.
Tôi
tự hỏi điều gì làm cho người ta trở nên kiên nhẫn, yêu mến, quảng đại, vị tha,
nhân ái, bao dung với người khác, nếu đó không phải là trái tim hướng về Thiên
Chúa ? Nhân loại đã từng kinh nghiệm về cơ chế, hệ thống xã hội, tài chính và quyền
lực chính trị không đủ đảm bảo cho an toàn đời sống và hạnh phúc mà con người tìm
kiếm và giúp họ sống liên đới hơn trong thế giới đại đồng. Sụp đổ, suy thoái,
xung đột, khủng hoảng… trong thế giới chúng ta là những bằng chứng.
Con
người chấp nhận sự yếu đuối và bất toàn của chính mình cũng như của người khác
để cùng nhau tiến về “Thành đô Thiên Chúa” khi được lôi kéo về Đấng siêu việt
và vô biên.
Trần Văn Khuê, aa
ước gì con được tới đây một lần
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa