Hai
chữ tình yêu đa nghĩa khơi gợi nơi mỗi người những cảm xúc đa chiều : ngọt ngào
và cay đắng, mộng mơ và thực dụng, phong phú và nghèo nàn…. Văn thơ không thiếu
những câu chữ tình ; nghệ thuật không thiếu hình ảnh gợi nghĩa ; và cuộc sống
chất chứa nhiều thi vị tình yêu.
Không
gì đẹp và cao quý hơn tình yêu. Nó đẹp từ mông lung trong giấc mộng cho tới
nghĩa cử hy sinh nơi xác phàm. Nhưng, tình yêu lại không luôn chiều theo nhịp đập
cảm xúc. Nó đẹp và cao quý vì nó cao thượng.
Gần
đây ở Pháp nhiều người bày tỏ ủng hộ sự bình đẳng trong hôn nhân ; hôn nhân
ngay cho cả những cặp cùng giới, vì đó là tình yêu. Tuy nhiên, các nhà nhân chủng
học xác định : “hôn nhân không phải là đêm hội của tình yêu”. Tình yêu không chỉ
là cảm xúc, tình yêu còn là lý trí – lý trí có khả năng xúc động.
Trong
Ki-tô giáo – nơi tôi sinh ra và lớn lên, tình yêu không phải là kẻ thù của érôs[1],
tình yêu xác phàm. Tình yêu cần có một cơ thể để biểu lộ. Nhưng érôs
không phải là tất cả. Tình yêu còn là agapé[2],
tình yêu hướng thượng, tình yêu siêu nhiên (hướng tới sự siêu việt). Nó là tình
yêu của Đấng vô biên, yêu thương vô vị lợi và không điều kiện.
Tình
yêu được cụ thể hóa không chỉ nơi xác phàm mang những cảm xúc, mà còn nơi nghĩa
cử yêu thương mà Ki-tô giáo gọi là tình bác ái – tình yêu rộng lớn. Nói về tình
bác ái này, thánh Phao-lô viết : “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen
tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,
không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui
khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất
cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13, 4-7).
Trong
thế giới mà hận thù thay cho tình yêu, cũng như tình yêu bị tầm thường hóa,
chúng ta vẫn tin tưởng tình bác ái được tình yêu của Đấng vô biên lôi cuốn có
khả năng biến đổi con người và thế giới.
Trần Văn Khuê, aa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét