Khi
nói về người môn đệ Chúa Giê-su, chúng ta – Ki-tô hữu, liên tưởng ngay tới
những công việc mà người môn đệ này đảm nhận và thực hiện trong đời sống bước
theo Người. Tuy nhiên, danh xưng người môn đệ lại không hệ tại ở công việc, nhưng
chính là ở đời sống – đời sống trong Thiên Chúa.
Bạn
sẽ thắc mắc và đặt câu hỏi : công việc hay đời sống cũng là một đó thôi ? Có thể
bạn có lý : đời sống bao hàm công việc và công việc cũng là đời sống. Tuy
nhiên, hai cách tiếp cận vấn đề lại hoàn toàn khác nhau. Công việc là cách diễn
đạt đời sống ; vì nó là cách diễn đạt, nên nó có thể khiếm khuyết và hạn chế do
yếu tố khách quan hay chủ quan. Chính vì thế, công việc diễn đạt đời sống,
nhưng không hẳn nói lên hết tất cả cuộc sống.
Chúng
ta nhận thấy con người và sứ mạng thiên sai của Chúa Giêsu – cuộc sống của Người,
không thể chỉ được giới hạn trong khoảng ba năm rao giảng Tin Mừng – hoạt động
(công việc), ngay cả đó là công việc kỳ diệu : “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì
Chúa đã xức dầu tần phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người
đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ
được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa” (x.
Lc 4,18-19). Ba năm hoạt động, cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu là sự nối
tiếp toàn bộ công trình tạo dựng và cứu độ của Thiên Chúa. Mầu nhiệm nhập thể của
Chúa Giêsu là sự nhập thể và nhập thế của Thiên Chúa trong công trình tạo dựng
của Ngài : tạo dựng không còn là thực thể xa lạ, nhưng được Thiên Chúa nhập thể
và “cư ngụ”. Chúng ta phải chiêm ngắm Chúa Giêsu trong toàn bộ chương trình tạo
dựng này để hiểu danh tính đích thực của Người.
Hơn
nữa, Chúa Giêsu đến với con người không như con người duy hành động, nhưng là Người
luôn sống mật thiết với Thiên Chúa Cha. Thánh sử Luca trình thuật : ngay sau
khi chịu phép rửa của Gioan Tẩy giả, Chúa Giêsu bắt đầu cầu nguyện, và lúc đó “trời
mở ra, Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng
từ trời phán rằng : Con là Con của Cha ; ngày hôm nay Cha đã sinh ra con” (Lc
3,21). Chúa Giêsu đã vén bức màn cho con người thấy đồng thời nhân tính và thiên
tính của Người trong mối tương quan với Thiên Chúa Cha.
Cả ba thánh sử (Mátthêu,
Luca, Máccô) đều trình thuật sau biến cố nhận phép rửa của Gioan Tẩy giả tại sống
Giođan, Chúa Giêsu đi vào sa mạc và chịu ma quỷ cám dỗ (Mt 4,1-11 ; Lc 4, 1-13
; Mc 1, 12-13). Có lẽ chúng ta khó mường tượng khung cảnh sa mạc mà nơi đó Chúa
Giêsu nhịn ăn uống trong bốn mươi đêm ngày và chịu ma quỷ cám dỗ như thế nào. Nhưng
đó là hình ảnh của thế giới mà kể từ đây – bắt đầu sứ mạng công khai, Chúa
Giêsu đi vào với tư cách con người để sống cuộc chiến đấu thiêng liêng : những
nhu cầu tức thời, quyền lực và thần tượng. Chúa Giêsu sẽ không thể thoát khỏi
những cám dỗ này nếu như đã không sống với Thiên Chúa Cha.
Đời
sống của người môn đệ Chúa Giêsu là đời sống chiêm ngắm khía cạnh nhân tính con
người Giêsu đã được nuôi dưỡng bằng mối tương quan với Thiên Chúa Cha như thế
nào. Như thế chúng ta sẽ nhận thấy Con Người này đã không giảng dạy dân chúng bằng
những “giáo lý trống rỗng”, nhưng thực sự bằng những gì Người đã sống, được
thúc đẩy bởi Thiên Chúa Cha và Thánh Thần của Người.
Trần Văn Khuê, aa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét