Đi tìm ý nghĩa trong cuộc sống hay hướng về chân-thiện-mỹ hoặc khát khao cuộc sống hạnh phúc sung mãn, tràn đầy
luôn là ước vọng thẳm sâu của con người. Làm sao người ta có thể say mê hay
khao khát nếu chưa qua một lần nếm cảm được sự dịu ngọt của đối tượng nhắm đến,
nói cách khác là cội nguồn của hạnh phúc. Có nếm thử mới cảm nhận được. Rượu
ngon nếm qua một lần chưa thấy được “chất ngọt” của nó, mà phải nếm nhiều lần.
Nhiều lần nếm sẽ trở nên nghiện. Đối với Chúa cũng thế. Hãy nếm thử cho biết Chúa thiện hảo dường bao.
Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Mục Vụ về Hội Thánh trong Thế Giới ngày nay đã cho thấy
đâu là nguyên nhân sâu xa của những khát vọng con người : “Mọi cá nhân và
mọi tập thể đều khao khát một cuộc sống đầy đủ và tự do xứng với con người để
phục vụ cho chính mình, họ muốn chế ngự tất cả những gì thế giới ngày nay có thể
cung ứng hết sức dồi dào cho họ. Hơn nữa, các quốc gia vẫn ngày một cố gắng hơn
để đạt tới một thứ cộng đoàn đại đồng” (MV9). Khát vọng ấy được Công đồng
Vaticanô II nhận định cách đây 50 năm nhưng vẫn còn phù hợp cho đến hôm nay.
Tuy nhiên, Công đồng cho thấy ngay trong những khát vọng ấy vẫn tiềm tàng xung
khắc nội tại : “Một đàng là tạo vật, con người nhận thấy mình bị giới hạn trong
nhiều phương diện, nhưng đàng khác lại cảm thấy mình có những khát vọng vô biên
và còn cảm thấy được mời gọi tới một cuộc sống cao cả hơn” (MV10). Nhận định rõ
như thế Hội Thánh không đứng bên lề cuộc sống của con người, vì con người là đối
tượng phục vụ của Hội Thánh. Hội Thánh nhận biết rất rõ những khát vọng của con
người và Hội Thánh thúc đẩy tín hữu phải khao khát cộng tác cách khôn ngoan với
công cuộc mưu ích cho con người.
Dưới góc độ nhân học thì đó là do nhu cầu căn bản được sống
sung mãn và phát triển “cái có” của mình cách tối đa. Xét cho cùng thì mong ước
ấy là chính đáng, bình thường. Sống giữa trần gian này với biết bao nhu cầu khẩn
thiết của cuộc sống khiến lắm lúc quên khấy mất cùng đích cuộc đời của mình là
làm sao “có” được Thiên Chúa. Sách Giáo lý ngày xưa có câu hỏi thưa không thể
quên được : - Hỏi : ta sống ở đời này để làm gì ? – Thưa : ta sống ở đời này để
nhận biết, thờ phượng Chúa và kính mến
Người trên hết mọi sự. Cùng đích của mọi khát vọng chính đáng là chính
Chúa, đi vào sự kết hợp với Chúa. Nếu chúng ta có thể khao khát Thiên Chúa trên
hết mọi sự ở trần gian này là nhờ liên kết chặt chẽ với khát vọng Đức Giêsu
Kitô. Ngài đã có một nỗi khát khao cháy bỏng mà chỉ có phép rửa và cuộc khổ nạn
mới có thể làm lắng dịu nỗi khắc khoải ấy (Lc 12, 49-50).
Đức Giêsu đã xác định cái gốc của sự thèm muốn gây nên tội
lỗi : Những gì từ miệng xuất ra, là phát xuất từ lòng, chính những cái ấy mới
làm cho con người ra ô uế (Mt 15,18) và để giải thoát khỏi những khát vọng tầm
thường hạ cấp ấy thì người Kitô hữu có Thần Khí của Thiên Chúa và hãy theo sự ước
muốn của Thần Khí vì “những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì
thuộc tính xác thịt còn những ai sống theo Thần Khí, thì hướng về những gì thuộc
Thần Khí” (Rm 8,5).
Hiến chế Mục Vụ cũng xác định rõ duy chỉ mình Thiên Chúa,
nhờ Đức Giêsu mới có thể thỏa mãn được những khát vọng của con tim nhân loại :
“Thực vậy con người luôn khao khát muốn biết, ít là một cách mơ hồ, cuộc sống,
hoạt động và cái chết của mình có ý nghĩa gì. Chính sự hiện diện của Hội Thánh
nhắc nhở con người nhớ đến những vấn đề ấy. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng tạo dựng con
người giống hình ảnh Ngài và cứu thoát con người khỏi tội lỗi, mới giải đáp đầy
đủ các vấn đề ấy. Ngài giải đáp bằng cách mạc khải trong Con của Ngài là Đức
Kitô, Đấng đã nhập thể làm người. Ai theo
Chúa Kitô, con người hoàn hảo, kẻ ấy trở nên người hơn”(MV41).
Thật thế, trên Thập Giá, Đức Giêsu đã phải thốt lên trong
nỗi đau cô đơn và sự khát khao của Ngài : “Ta khát” (Ga 19, 28). Chắc chắn không chỉ là cái khát thể
lý. Cái khát thể lý có thể giải quyết được ngay, và người ta đã thấm giấm chua
vào miếng bọt biển rồi đưa lên cho Ngài. Nhưng có một cơn khát khác không đáp ứng
được và không dễ giải quyết. Bao lâu thế giới này còn tranh chấp, còn hận thù
thì cơn khát ấy của Chúa Giêsu vẫn còn kéo dài. Chúa Giêsu khát khao tình yêu
giữa người với người. Chúa Giêsu khát khao con người biết cảm thông và yêu
thương nhau, Ngài khát khao con người biết chia sẻ, đón nhận nhau.
Nhưng trong tình trạng khát khao, ước muốn mãnh liệt ấy,
Chúa Giêsu vẫn cứ muốn tôn trọng tự do của con người - người có thể giúp giải
quyết “cơn khát” của Ngài. Nếu tự do càng làm cho chúng ta nên cao trọng và giá
trị một khi chúng ta hoàn toàn tự nguyện đến với nhau, với Chúa nhờ đó cơn khát
của Chúa do thiếu vắng sự thông cảm được đổ đầy.
E. Trúc Giang, spc
nha pho
Trả lờiXóaphan mem, phan mem mien phi, crack
du lich, dia diem du lich, du lich mien nam
template dep, template blogger, template joomla, template magento