Bạn
sẽ nực cười khi nghe tôi nói trở về với khiêm tốn ? Đơn giản chỉ vì, có lẽ bạn
cũng như tôi từng là người ít nhiều “ngạo mạn” theo cách nhìn nào đó ? Tôi và bạn
chưa bao giờ chấp nhận chịu sự khuất phục vì khả năng vốn có ? Khiêm tốn là điều
chưa ai mong muốn bao giờ, bạn và tôi !
Hơn
nữa, cái cách “khiêm tốn” nhiều lúc lại bị xem là núp bóng “kiêu hãnh”. Người
ta vẫn thường nói đùa : “Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự mãn” ! Kiểu nói bông
đùa ẩn chứa việc coi thường sự khiêm tốn : khiêm tốn chẳng có gì tốt đẹp.
Tuy
nhiên, không biết bạn đã từng bị xúc động do hành vi hay lời nói khiêm tốn của
ai đó ? Tôi thực sự bị ấn tượng bởi sự kiện của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Trong
lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên vào ngày 17 tháng 02 vừa qua, sau khi tuyên
bố thoái vị sứ vụ Giám mục Rôma, người kế vị thánh Phêrô, ngài nói : “chúng ta
cần phải khiêm tốn hơn”[1].
Người, với tư tưởng uyên thâm và cũng từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác
nhau cho tới ngày lên ngôi Giáo hoàng, đã có cung cách nói rất mực khiêm tốn ở
tuổi 85 : “chúng ta cần khiêm tốn hơn”. Có lẽ những suy tư và cuộc sống kinh
qua đã đưa ngài tới cảm nghiệm sâu xa về điều chính yếu : “cần phải khiêm tốn
hơn”.
Tôi
ví cuộc sống là điểm giao thoa giữa ba chiều kích : cao, sâu và rộng. Chỉ khiêm
tốn cho phép chúng ta nối kết ba chiều kích này.
Nhờ
khiêm tốn chúng ta có khả năng đi vào chiều sâu của cuộc sống chính mình. Đó
không phải là cuộc sống hời hợt, hình thức, bề ngoài, hoang tưởng và ngông cuồng,
nhưng là sự cảm nhận sâu xa con người đích thực vừa lớn lao, vừa nhỏ bé. Khiêm
tốn là sự hiểu biết chính mình hoàn hảo.
Nhờ
khiêm tốn cuộc sống chúng ta mới có thể trải rộng. Nó là sự trải rộng trong mối
tương quan con người với nhau và với vũ trụ. Khiêm tốn là sự cảm thông ; khiêm
tốn là lòng kính trọng ; khiêm tốn là sự ngưỡng mộ. Khiêm tốn là sự hiểu biết
người hoàn hảo.
Nhờ
khiêm tốn mà chúng ta có thể bay cao. Sự thanh thoát nhờ có khiêm tốn. Khiêm tốn
đặt niềm tin vào điều cao quý hơn nó, lớn lao hơn nó và siêu việt hơn nó. Khiêm
tốn là sự lôi cuốn về chốn vô biên vượt không gian và thời gian.
Tới
đây chắc bạn đã hiểu ít nhiều lý do tại sao tôi muốn nói cùng bạn là trở về với
khiêm tốn. Trở về với khiêm tốn không phải là con đường tự hủy diệt
vong, nhưng là cuộc sống sung mãn nơi chính mình và xung quanh mình.
Trần Văn Khuê, aa
[1] Cách trình bày lại của người viết
từ bài chia sẻ của ĐGH Bênêđíctô XVI với khách hành hương ở quảng trường thánh
Phêrô trước giờ đọc Kinh Truyền Tin, ngày 17 tháng 02 năm 2013.