Ngày
12 tháng 10 (2012) Ủy ban giải thưởng Nobel đã trao giải Nobel hòa bình
cho Liên Hiệp Châu Âu vì “sự đóng góp của Liên hiệp này cho việc thăng tiến nền
hòa bình, sự hòa giải, dân chủ và Nhân quyền ở châu Âu”.
Giải
thưởng này gợi nhớ những những nổ lực hợp nhất châu Âu được khởi xướng từ sau Đệ
nhị thế chiến. Sự hợp nhất này vừa mang tính thực tiễn : thiết lập một cộng đồng
kinh thế lớn nhất thế giới, vừa mang tính biểu tượng : sự hợp nhất là con đường
nhân bản hóa.
Tuy
nhiên, những diễn biến gần đây ở một số vùng châu Âu lại làm cho nhiều người có
những suy nghĩ khác. Dân vùng Flandre, (Bỉ), Catalogne (Tây Ban Nha)… muốn được
có sự tự trị nhiều hơn.
Việc
đòi hỏi về sự tự trị lớn hơn nơi những người dân thuộc những miền khác nhau ở
châu Âu được đặt trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế : người ta tìm kiếm sự
an toàn cho phần của riêng mình, nhưng đồng thời cũng gợi nên câu hỏi về việc
tìm kiếm bản sắc riêng. Quả thật, khi nhìn vào những sinh hoạt xã hội chúng ta
dễ dàng nhận thấy có những sự khác biệt. Đại bộ phận dân chúng châu Âu tin rằng
những phong trào đòi quyền tự trị lớn hơn không ảnh hưởng tới sự hợp nhất châu
Âu. Tuy nhiên, những phong trào này cũng đặt vấn đề về sự hợp nhất trong sự đa
dạng theo bản sắc riêng.
Sự
hợp nhất không thể là thứ thỏa hiệp chính trị đặt quyền lợi của một “nhóm” trên
toàn xã hội, trên một cộng đồng chung và lợi ích của từng cá nhân. Thứ hợp nhất
này là vỏ bọc mong manh, nguy hiểm, ngăn chặn sự phát triển xã hội và nhân bản
hóa con người. Nó là sự tệ hại nhất đe dọa nền hòa bình, công bình xã hội và nền
dân chủ thực thụ.
Trần Văn Khuê, aa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét