Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

NHỮNG QUYỀN LỰC THỜI HẬU HIỆN ĐẠI

Nói tới quyền lực chúng ta liên tưởng một cách nhanh chóng tới quyền lực chính trị - một thứ quyền lực định hình đời sống xã hội từ trước tới nay. Quả thực, vào những thập niên của thế kỷ XIX, ở Tây phương, người ta cho rằng chính trị có thể giải quyết mọi vấn đề nhân sinh. Cũng chính ở thế kỷ này, phong trào cộng sản, được xây dựng trên chủ thuyết Mác-xít, chủ trương cùng với giai cấp công – nông xây dựng thành Giê-ru-sa-lem mới bằng con đường chính trị cách mạng vô sản. Tuy nhiên, ngày hôm nay, khi nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới chúng ta nhận thấy không phải quyền lực chính trị đóng vai trò quyết định đời sống xã hội, nhưng là quyền lực kinh tế và khoa học - kỹ  thuật. Đây chính là những quyền lực mới trong thời hậu hiện đại có khả làm biến chuyển thế giới.
1-      Quyền lực kinh tế
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 chứng minh sức mạnh kinh tế đối với vận mệnh của những quốc gia và toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã đẩy những quốc gia vào tình trạng nợ nần, những công ty bị phá sản và nhiều người thất nghiệp và phải sống trong cảnh bấp bênh và tạm bợ. Hơn bao giờ hết người ta nhận thấy tầm quan trọng của một nền kinh tế phát triển bền vững.
Một điều đặc biệt là cuộc khủng hoảng đã tác động theo dây chuyền từ quốc gia này sang quốc gia khác. Chính tác động này đã đặt lại vấn đề triết lý về sự độc lập, hơn thế nữa, chính sách “không can thiệp vào chuyện nội bộ” theo chủ thuyết không tưởng độc tài, của từng phần trong thế giới toàn cầu hóa.
Mặt khác, quyền lực kinh tế đã chi phối và vạch những ranh giới giá trị. Tiềm lực kinh tế có khả năng cũng cố quyền lực chính trị và làm khác biệt những giá trị: kẻ mạnh là kẻ có tiềm lực kinh tế lớn và từ đó cũng là kẻ nắm quyền hành. Trong cách vận hành này chúng ta thấy xuất hiện những bức tranh trái ngược tạo nên một cảm giác thiếu công bằng trong đời sống xã hội. Những hoàn cảnh sống gợi lên câu chuyện của Kinh Thánh: hình ảnh người phú hộ và La-da-rô nghèo đói. Người phú hộ ngày ngày yến tiệc, còn anh La-da-rô chỉ trông chờ những mẫu bánh vụn rơi từ bàn ăn của người giàu có.
Nói về mặt tích cực, phát triển kinh tế đã góp phần thăng tiến đời sống và nhân phẩm. Nhiều con người đã thoát được khỏi cảnh bần cùng nhiều lúc chôn vùi ý thức về giá trị nhân phẩm của mình. Quyền lực kinh tế ở đây mang một giá trị tích cực.
2-      Quyền lực của khoa học – kỹ thuật
Sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật đưa con người đi một bước tiến lớn đối với nền văn minh, cũng như khả năng kiểm soát một số tác động trên đời sống con người và vũ trụ: khả năng kiềm chế và chữa trị một số bệnh tật, làm cho môi trường trở nên thân thiện hơn với con người….
Mặt khác, công nghệ thông tin đưa con người ra với thế giới bên ngoài bằng con đường ngắn nhất. Chính nhờ lãnh vực khoa học này mà thế giới hôm nay trở thành một ngôi làng nhỏ: con người có thể giao tiếp và liên hệ với nhau một cách mau lẹ và hiệu quả hơn. Công nghệ thông tin cũng phá tan bức màn che dấu những sự thật.
Tuy nhiên, sự kiện xảy ra tại Nhật Bản vào tháng 03 năm 2011 – sự rò rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima do cơn địa chấn gây song thần, cho thấy công nghệ kỹ thuật, do con người phát minh, nhiều lúc vượt khỏi tầm kiểm soát của chính con người. Đó cũng là những gì mà Công đồng Va-ti-ca-nô II của Giáo Hội Công Giáo đã nói cách đây hơn 40 năm: những phát triển khoa học kỹ thuật do trí thông minh của con người trở lại tác động một cách tiêu cực trên chính con người. Điều này đặt câu hỏi đối với con người về vấn đề lạm dụng khoa học – kỹ thuật có thể gây nên những hệ quả tiêu cực.
Viễn cảnh thế giới đang bị thống trị bởi quyền lực kinh tế và của khoa học – kỹ thuật nói cho chúng ta điều gì?
-          Càng ngày chúng ta càng nhận thấy rõ một điều: sự phát triển (con người và xã hội) luôn gắn liền với những nhân tố khác nhau. Những cơ chế (chính trị, xã hội và kinh tế) không phải là đích điểm của sự phát triển. Chúng chỉ là những phương tiện nhằm tạo nên và đảm bảo sự phát triển. Chính vì thế mà chúng cần có tính năng động. Nếu con người không có khả năng vượt lên trên những cơ chế, nó có nguy cơ tự giam hãm chính mình và những phát triển cần thiết.
-          Con người luôn là trung tâm của sự phát triển. Sự phát triển con người toàn diện bao hàm chiều kích thể chất, tinh thần và trí tuệ. Con người không thể nô lệ những cơ chế, lại càng không thể bị kỹ thuật hóa.
-          Trong thế giới mà chúng ta nhận thấy hình như người ta có thể làm việc một cách độc lập với nhau, hơn bao giờ hết cần sự liên đới thực sự giữa những con người với nhau. Những cuộc khủng hoảng đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Liên đới là tính chất nhân loại. Ngay từ khởi đầu Đấng tạo hóa đã tạo dựng một cộng đồng nhân loại. Sự liên đới làm cho thế giới trở nên nhân bản và huynh đệ hơn.
Trần Văn Khuê

NHỮNG QUYỀN LỰC THỜI HẬU HIỆN ĐẠI

Nói tới quyền lực chúng ta liên tưởng một cách nhanh chóng tới quyền lực chính trị - một thứ quyền lực định hình đời sống xã hội từ trước tới nay. Quả thực, vào những thập niên của thế kỷ XIX, ở Tây phương, người ta cho rằng chính trị có thể giải quyết mọi vấn đề nhân sinh. Cũng chính ở thế kỷ này, phong trào cộng sản, được xây dựng trên chủ thuyết Mác-xít, chủ trương cùng với giai cấp công – nông xây dựng thành Giê-ru-sa-lem mới bằng con đường chính trị cách mạng vô sản. Tuy nhiên, ngày hôm nay, khi nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới chúng ta nhận thấy không phải quyền lực chính trị đóng vai trò quyết định đời sống xã hội, nhưng là quyền lực kinh tế và khoa học - kỷ thật. Đây chính là những quyền lực mới trong thời hậu hiện đại có khả làm biến chuyển thế giới.
1-      Quyền lực kinh tế
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 chứng minh sức mạnh kinh tế đối với vận mệnh của những quốc gia và toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã đẩy những quốc gia vào tình trạng nợ nần, những công ty bị phá sản và nhiều người thất nghiệp và phải sống trong cảnh bấp bênh và tạm bợ. Hơn bao giờ hết người ta nhận thấy tầm quan trọng của một nền kinh tế phát triển bền vững.
Một điều đặc biệt là cuộc khủng hoảng đã tác động theo dây chuyền từ quốc gia này sang quốc gia khác. Chính tác động này đã đặt lại vấn đề triết lý về sự độc lập, hơn thế nữa, chính sách “không can thiệp vào chuyện nội bộ” theo chủ thuyết không tưởng độc tài, của từng phần trong thế giới toàn cầu hóa.
Mặt khác, quyền lực kinh tế đã chi phối và vạch những ranh giới giá trị. Tiềm lực kinh tế có khả năng cũng cố quyền lực chính trị và làm khác biệt những giá trị: kẻ mạnh là kẻ có tiềm lực kinh tế lớn và từ đó cũng là kẻ nắm quyền hành. Trong cách vận hành này chúng ta thấy xuất hiện những bức tranh trái ngược tạo nên một cảm giác thiếu công bằng trong đời sống xã hội. Những hoàn cảnh sống gợi lên câu chuyện của Kinh Thánh: hình ảnh người phú hộ và La-da-rô nghèo đói. Người phú hộ ngày ngày yến tiệc, còn anh La-da-rô chỉ trông chờ những mẫu bánh vụn rơi từ bàn ăn của người giàu có.
Nói về mặt tích cực, phát triển kinh tế đã góp phần thăng tiến đời sống và nhân phẩm. Nhiều con người đã thoát được khỏi cảnh bần cùng nhiều lúc chôn vùi ý thức về giá trị nhân phẩm của mình. Quyền lực kinh tế ở đây mang một giá trị tích cực.
2-      Quyền lực của khoa học – kỷ thuật
Sự tiến bộ của khoa học – kỷ thuật đưa con người đi một bước tiến lớn đối với nền văn minh, cũng như khả năng kiểm soát một số tác động trên đời sống con người và vũ trụ: khả năng kiềm chế và chữa trị một số bệnh tật, làm cho môi trường trở nên thân thiện hơn với con người….
Mặt khác, công nghệ thông tin đưa con người ra với thế giới bên ngoài bằng con đường ngắn nhất. Chính nhờ lãnh vực khoa học này mà thế giới hôm nay trở thành một ngôi làng nhỏ: con người có thể giao tiếp và liên hệ với nhau một cách mau lẹ và hiệu quả hơn. Công nghệ thông tin cũng phá tan bức màn che dấu những sự thật.
Tuy nhiên, sự kiện xảy ra tại Nhật Bản vào tháng 03 năm 2011 – sự rò rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima do cơn địa chấn gây song thần, cho thấy công nghệ kỷ thuật, do con người phát minh, nhiều lúc vượt khỏi tầm kiểm soát của chính con người. Đó cũng là những gì mà Công đồng Va-ti-ca-nô II của Giáo Hội Công Giáo đã nói cách đây hơn 40 năm: những phát triển khoa học kỷ thuật do trí thông minh của con người trở lại tác động một cách tiêu cực trên chính con người. Điều này đặt câu hỏi đối với con người về vấn đề lạm dụng khoa học – kỷ thuật có thể gây nên những hệ quả tiêu cực.
Viễn cảnh thế giới đang bị thống trị bởi quyền lực kinh tế và của khoa học – kỷ thuật nói cho chúng ta điều gì?
-          Càng ngày chúng ta càng nhận thấy rõ một điều: sự phát triển (con người và xã hội) luôn gắn liền với những nhân tố khác nhau. Những cơ chế (chính trị, xã hội và kinh tế) không phải là đích điểm của sự phát triển. Chúng chỉ là những phương tiện nhằm tạo nên và đảm bảo sự phát triển. Chính vì thế mà chúng cần có tính năng động. Nếu con người không có khả năng vượt lên trên những cơ chế, nó có nguy cơ tự giam hãm chính mình và những phát triển cần thiết.
-          Con người luôn là trung tâm của sự phát triển. Sự phát triển con người toàn diện bao hàm chiều kích thể chất, tinh thần và trí tuệ. Con người không thể nô lệ những cơ chế, lại càng không thể bị kỷ thuật hóa.
-          Trong thế giới mà chúng ta nhận thấy hình như người ta có thể làm việc một cách độc lập với nhau, hơn bao giờ hết cần sự liên đới thực sự giữa những con người với nhau. Những cuộc khủng hoảng đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Liên đới là tính chất nhân loại. Ngay từ khởi đầu Đấng tạo hóa đã tạo dựng một cộng đồng nhân loại. Sự liên đới làm cho thế giới trở nên nhân bản và huynh đệ hơn.
Trần Văn Khuê

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

TRỞ THÀNH KI-TÔ HỮU HÔM NAY

Trong chuyến tông du tới Aquilea[1], miền Bắc nước Ý, trước các giám mục, linh mục, các chuyên viên thần học và những đại diện các cộng đoàn khác nhau, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI nói về những Ki-tô Hữu ngày hôm nay: những Ki-tô Hữu xác tín, khả năng đối diện với những thách đố văn hóa mới, và khả năng xây dựng cùng với mọi người thiện chí – tin hay không tin, một “thế giới nhân bản hơn”[2]. Những lời này của ĐGH Bê-nê-đíc-tô XVI được trình bày trong khung cảnh đặc biệt: trước những thành viên chuẩn bị đại hội Aquilea lần thứ hai, tuy nhiên, chắc chắn chúng vượt khỏi thành Aquilea tới những Ki-tô Hữu thuộc mọi miền văn hóa và chính trị khác nhau. Những lời này vừa cũng cố, vừa định hướng đời sống của mọi Ki-tô Hữu.
1-      Những Ki-tô Hữu xác tín
Ngày hôm nay chúng ta nghe nói tới những khuynh hướng: trần tục hóa, dửng dưng tôn giáo, chủ nghĩa vô thần thực hành[3], chủ nghĩa duy vật thực dụng, cũng như chủ nghĩa tương đối – xem mọi cái đều có giá trị như nhau hoặc không có giá trị gì cả. Trong bối cảnh này, sống niềm tin vào Thiên Chúa của Đức Giê-su Ki-tô, đối với các Ki-tô Hữu, không phải là đi trên con đường bằng phẳng. Đồng thời, hơn bao giờ hết, nó mời gọi họ trở thành những Ki-tô Hữu xác tín: những Ki-tô Hữu hãnh diện về niềm tin của mình, tự hào về Tin Mừng được loan báo bởi Đức Giê-su và không ngại giới thiệu Đức Giê-su – Đấng là tình yêu và cứu độ của Thiên Chúa, cho những người khác. Đức Giê-su đến mạc khải cho con người Thiên Chúa là tình yêu và đỉnh cao của tình yêu là thập giá Đức Ki-tô[4], và cho con người hiểu một cách đích thực ơn gọi và phẩm giá của mình qua mầu nhiệm nhập thể, cái chết và sự phục sinh của Đức Giê-su Ki-tô.
Thực vậy, trong bối cảnh hôm nay, các Ki-tô Hữu cần ý thức trở thành thành viên của một Giáo Hội tuyên tín: Giáo Hội của những Ki-tô Hữu can đảm tuyên xưng, sống niềm tin và loan báo Tin Mừng. Điều chắc chắn là những đòi hỏi này đưa các Ki-tô Hữu tới đối diện với những nguy hiểm trong đời sống[5], đặc biệt là đối với những Ki-tô Hữu sống trong những hoàn cảnh mà tự do tôn giáo không được xem như yếu tố gắn liền với phẩm giá con người.
2-      Những Ki-tô Hữu có khả năng đối diện với những thách đố văn hóa mới
Từ trước tới nay, khi chúng ta nói tới văn hóa chúng ta nói tới những khía cạnh tập quán, lối sống đạo đức của từng miền và dân tộc. Điều này hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, văn hóa hôm nay bao hàm những trào lưu đa dạng đang phát sinh trong thế giới của chúng ta: toàn cầu hóa, thế giới kỷ thuật số, kỷ thuật công nghệ và y khoa…. Những lãnh vực này hoàn toàn không phải là cuồng tưởng của con người hôm nay, nhưng là những thực tại mà chúng ta không thể loại bỏ. Nói cách khác, sự phát triển xã hội và thăng tiến con người gắn liền với những lãnh vực này. Trở thành những Ki-tô Hữu hôm nay đó là trở thành những con người có khả năng đối thoại với những lãnh vực văn hóa mới, đồng thời khả năng sử dụng những phương tiện này để chuyển tải niềm tin và những giá trị Tin Mừng.
3-      Những Ki-tô Hữu, cùng với những người thiện chí – tin hay không tin, xây dựng một “thế giới nhân bản hơn”
Tin Mừng và giáo lý Ki-tô giáo không bao giờ nói rằng những Ki-tô Hữu là những người được đưa ra khỏi thế gian này. Đức Giê-su, ngược lại, khẳng định những người môn đệ của mình ở trong thế gian này, nhưng không thuộc về thế gian. Tại sao những người môn đệ của Chúa Giê-su không thuộc về thế gian? Quả thực, trong Tin Mừng, thánh Gio-an nói về thế gian như quyền lực của bóng tối, đối nghịch với ánh sáng.
Những Ki-tô Hữu là những con người ở trong thế gian này, sống và hành động từ chính niềm tin của mình. Niềm tin của người Ki-tô Hữu không gì khác hơn là xây dựng một thế giới nhân bản hơn cùng với tất cả mọi người thiện chí không phân biệt tín ngưỡng. Các Ki-tô Hữu xác định xây dựng Nước Trời ngay tại trần thế này: “Nước Thiên Chúa là sự bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần” (thánh Phao-lô). Việc dấn thân này hoàn toàn không mang tính chính trị, nhưng được thúc đẩy bởi niềm tin vào Thiên Chúa mạc khải qua lịch sử Kinh Thánh và lịch sử nhân loại – Đấng là An-pha và Ô-mê-ga: là khởi nguyên và cùng đích của lịch sử nhân loại. Cũng vậy, Tin Mừng đòi buộc các Ki-tô Hữu phải nói lên những gì phi nhân bản, những gì là bất công, những gì đi ngược lại nhân phẩm, cũng như những gì làm cho con người trở nên người hơn.
Mặt khác, một “thế giới nhân bản hơn” không chỉ bao hàm việc thăng tiến con người trong tình huynh đệ, và liên đới, mà còn làm cho môi trường thiên nhiên trở nên thân thiện với con người. Việc khai thác những tài nguyên thiên nhiên thiếu ý thức và gây ô nhiễm môi trường hoàn toàn phi đạo đức và vô trách nhiệm đối với những thế hệ tương lai. Đối với những Ki-tô Hữu, việc trông coi vũ trụ và bảo vệ thiên nhiên là lệnh truyền của Đấng tạo hóa.
Trần Văn Khuê


[1] Aquilea được mệnh danh thành Rô-ma thứ hai.
[2] http://www.zenit.org/article-27834?l=french.
[3] x. Gaudium Spes.
[4] ĐGH Bê-nê-đíc-tô XVI, trong thông điệp Deus caritas es, cho các Ki-tô Hữu hiểu rằng qua việc chiêm ngắm Đấng bị đâm thâu chúng ta hiểu tình yêu Thiên Chúa trong hình thức triệt để nhất và qua đó chúng học biết phải sống và yêu thương như thế nào.
[5] Người ta nhắc tới Dietrich Bonhoeffer như một trong những gương mặt Ki-tô Hữu tiêu biểu của Giáo Hội tuyên tín, sống và làm chứng niềm tin của mình vào Đức Giê-su Ki-tô cho tới việc phản kháng chủ nghĩa Đức quốc xã của Hít-le.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CĂN TÍNH QUỐC GIA



Cần thiết để nói về căn tính quốc gia. Bởi lẽ, người ta sẽ không hiểu con người là ai nếu không biết căn tính của nó là gì. Căn tính nói lên tính riêng biệt của từng cá vị. Cũng vậy, một quốc gia cũng cần được xác định căn tính. Căn tính này được đặt trên nền tảng trên những yếu tố văn hóa, nhân văn và tôn giáo.

Những gì đang diễn ra trong thời gian gần đây ở Việt Nam cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc xác định căn tính quốc gia. Một sự trở về nguồn – nguồn tinh thần, nguồn tâm linh đang được cổ võ. Đây là điều làm ngạc nhiên và đặt nhiều nghi vấn nơi nhiều người. Việc trở về nguồn bắt đầu với những lễ hội như lễ hội tôn vinh Vua Hùng hay những nhân vật lịch sử hay phi lịch sử khác – những huyền thoại.
Phải chăng sau một thời gian dài du nhập chủ thuyết Mác-xít của Tây phương Việt Nam bắt đầu nhận thấy không tìm thấy bất cứ một nền tảng nào để xây dựng một xã hội nhân bản và văn minh từ chủ thuyết không tưởng này, xét về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn? Nói cách khác, phải chăng Việt Nam đã không thể tìm thấy bất cứ nền tảng nào từ nguồn triết học Mác-xít để xây dựng một quốc tính? Quả thực, một nền chính trị phi nhân bản nếu nó không được vận hành một cách phù hợp với căn tính của quốc gia. Việc đi tìm một căn tính quốc gia là điều thiết yếu đảm bảo cho sự bền vững của một nền chính trị.
Khuynh hướng trở về nguồn nhằm xây dựng một quốc hồn đang được diễn đạt qua hai chiều hướng:
Khuynh hướng thứ nhất, nhân cách hóa những huyền thoại, những nhân vật siêu thực. Việc nhân cách hóa nhằm làm cho những huyền thoại, những nhân vật siêu thực trở nên gần gũi với dân tộc và có thể cảm nhận được. Đồng thời nó muốn nối kết mối tương quan nội tại giữa những phẩm chất của những vật huyền thoại với đặc tính của con người Việt Nam. Những phẩm chất như tình đồng bào của người Việt được đặt nền tảng từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, tinh thần bất khất chống giặc ngoại xâm từ hình tượng Thánh Gióng….
Khuynh hướng thứ hai, thần thánh hóa những nhân vật lịch sử. Những nhân vật lịch sử trở nên hình tượng thánh nhân và được tôn kính ngang hàng với các bậc thánh hiền. Chúng ta thấy xuất hiện những nơi được dành để tôn kính những nhân vật này và các lễ nghi cũng đã được đặt ra.
Nhân cách hóa những huyền thoại và thần thánh hóa những nhân vật lịch sử là những khuynh hướng phổ biến nơi nhiều nền văn hóa khác nhau. Chúng ta nhận thấy việc làm này nhiều lúc cho phép xây dựng một nền triết học – đạo lý và lối sống. Tuy nhiên, chúng ta không thể không lưu ý về những nguy cơ tiêu cực phát sinh từ những khuynh hướng nhân cách hóa huyền thoại và thần thánh hóa những nhân vật lịch sử.
Trước hết, người ta dễ làm lẫn lộn giữa tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội. Dĩ nhiên, những chiều kích này có mối tương quan với nhau. Tuy nhiên, tín ngưỡng và lễ hội không nhất thiết mang tính tôn giáo. Một sự tổng hợp có nguy cơ tạo nên những ngẫu tượng và Đấng siêu việt mà con người suy diễn hay bài xích không phải là Đấng siêu việt đích thực.
Tiếp theo, qua việc nhân cách hóa những huyền thoại và thần thánh hóa những nhân vật lịch sử, người ta có khuynh hướng chính trị hóa những lãnh vực tôn giáo, tín ngưỡng và những sinh hoạt tinh thần. Việc chính trị hóa những lãnh vực tôn giáo và những sinh hoạt tinh thần có nguy cơ phá hủy tính đặc thù của những lãnh vực này, cũng như nền văn hóa, một cách nền tảng, được hình thành từ những yếu tố tâm linh và tôn giáo nơi những con người của một dân tộc.
Như vậy, việc tìm kiếm căn tính của một quốc gia (quốc hồn) không thể không tôn trọng những yếu tố thuần túy tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo riêng biệt. Hơn nữa, càng không thể chính trị hóa những lãnh vực này. Thiếu tôn trọng hay chính trị hóa những lãnh vực đời sống tâm linh và tôn giáo sẽ hoàn toàn đi ngược lại khả năng xây dựng một căn tính quốc gia.
Trần Văn Khuê


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

TỪ RÔ-MA

 

Ra khỏi phi trường FIUMICINO (Rô-ma) tôi hỏi người bạn đón tôi ở phi trường: có tin tức gì đặc biệt không? Anh bạn cho tôi biết là trùm khủng bố Bin Laden vừa bị triệt hạ và anh đã không quên thêm một câu: phép lạ đầu tiên của chân phước Gio-an Phao-lô II (Hôm qua, ngày 01-05, Đức cố Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã được Đức Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI phong chân phước trong một buổi lễ long trọng và đầy cảm xúc tại quảng trường thánh Phê-rô, Rô-ma). Tôi trộm nghĩ nếu như Vị Chân Phước của chúng ta có thể làm thêm nhiều phép lạ ở những nơi khác thì tuyệt vời biết mấy!
Về tới trụ sở chính của Dòng Đức Mẹ Lên Trời tôi biết mình là một trong số những thành viên ít còn lại thuộc đoàn tham dự Tổng hội đến Rô-ma trể hôm nay.
Buổi chiều ngày 02-05 được dành riêng cho những thành viên tham dự Tổng hội lần đầu tiên. Mục đích là để cho những thành viên mới hiểu về vai trò cũng như tiến trình của Tổng hội, đồng thời làm quen với những thao tác mang tính kỷ thuật: sử dụng mic-rô, chọn ngôn ngữ để nghe và nói trong hội nghị….
Buổi tối hôm nay là cuộc gặp gỡ đầu tiên của tất cả mọi thành viên tham dự Tổng hội: giới thiệu các thành phần tham dự, chương trình dự trù và những điều lưu ý. Tổng hội sẽ được khai mạc một cách chính thức vào sáng mai với phần kinh nguyện trọng thể.
Một số tin tức về Tổng hội sẽ được đưa lên hai trang web: www.assumptio.org www.assomption.org mỗi ngày.