“Chiến
tranh nhân dân” là sách lược được áp dụng cách hữu hiệu trong suốt các cuộc chiến
ở Việt Nam. Nhân dân là lực lượng tiên phong ; nhân dân là đồn lũy ; nhân dân
là “hậu phương” ; nhân dân là ngọn đầu đài và vật tế…. Nhân dân trở thành vừa
là mặt trận “chiến lược” vừa là nạn nhân.
Gần
đây các nhân sĩ Việt Nam đã “hưởng ứng” lời kêu gọi của Quốc hội Việt Nam hiện
hành góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tiếp theo sau đó là “Thư của Hội đồng
Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 : nhận định và
góp ý sửa đổi Hiến pháp”, và “Lời tuyên bố của các công dân tự do”. Các khởi xướng
này đã và đang thu hút hàng nghìn người Việt Nam trong và ngoài nước !
Trước
“làn gió” mới này, Chính quyền hay đúng hơn là Đảng cộng sản cầm quyền Việt Nam
xem chừng tỏ ra bối rối và trở lại sách lược “chiến tranh nhân nhân” : “chiến dịch”
lấy chữ ký “quần chúng nhân dân” được phát động tại Sài Gòn nhằm tạo mặt trận số
đông theo hình thức ! Điều đáng nói trong phần nội dung của “Phiếu lấy ý kiến
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” chỉ có một
sự lựa chọn duy nhất cho nhân dân : “Đồng ý với toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 (xin ghi nguyên chữ “ĐỒNG Ý” : …”. Thậm chí một số dân Sài Gòn cho
biết rằng chính quyền địa phương chỉ yêu cầu dân ký và nộp lại “phiếu lấy ý kiến”,
phần còn lại chính quyền sẽ lo (sic) !
Điều
gì đã đưa đẩy nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay – tự đặt mình ở hàng “đỉnh cao của
trí tuệ nhân loại”, tới hành động vớ vẫn này thì chắc chắn nhiều người đã có
câu trả lời. Đây quả là thách thức ngông cuồng của Chính quyền đối với các nhân
sĩ, và là sự phỉ báng đối với nhân dân, dân tộc Việt Nam. Lịch sử sẽ có lời
phán xét. Tuy nhiên, cho tới khi “thế hệ” này qua đi thì dân
tộc Việt Nam sẽ đã đi về đâu ?
Nhân
dân đã từng là “mặt trận đấu tranh” và sẽ còn là nạn nhân cho tới bao giờ trong
sách lược “chiến tranh nhân dân” ?
Trần Văn Khuê
chắc là để mang danh nghĩa dân chủ ấy mà: do dân, vì dân............
Trả lờiXóavỏ bọc ấy bao giờ mới được lột bỏ.