Triết
gia người Đức, Emmanuel Kant, cho rằng mọi hoạt động nhân loại hệ tại ở việc
giáo dục : sự phát triển con người, xã hội và thăng tiến đời sống khởi đi từ việc
giáo dục[1].
Tuy nhiên, giáo dục là một tiến trình lâu dài theo trật tự mang tính sư phạm.
Chính vì thế, sự lắp ghép nhiều mảng rời rạc trong hệ thống giáo dục và giải
pháp tình thế đưa đến kết quả tiêu cực. Giáo dục mang tính tổng thể bao trùm
toàn bộ mọi giai đoạn phát triển con người thể chất và trí tuệ cũng như bối cảnh
đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa và tôn giáo. Giáo dục bắt đầu từ nền tảng
sơ khởi. Bước khởi đầu là khơi dậy lòng yêu mến hiểu biết.
Lòng
yêu mến hiểu biết như mảnh đất được vun xới và chăm bón để đón nhận hạt giống
gieo vào lòng nó. Hạt giống của lời khôn ngoan chỉ có thể nẩy mầm và phát triển
nếu nó bắt gặp được mảnh đất tươi tốt. Điều này đã được Chúa Giêsu giảng dạy
nơi câu chuyện dụ ngôn về người gieo giống trong Phúc Âm[2],
cũng như hiểu biết của chúng ta từ kinh nghiệm ít hay nhiều của mọi người. Vun
xới cho lòng yêu mến hiểu biết trở nên màu mỡ là bước khởi đầu cho giáo dục. Công
việc này đòi hỏi sự kiên trì và ý chí của người làm vườn. Bởi lẽ, có mảnh đất
đòi hỏi nhiều thời gian để gạt bỏ dần sỏi đá, gai góc và cần được vun xới nhiều.
Khơi dậy lòng yêu mến hiểu biết chính là làm cho tâm hôn trở nên tươi tốt để
đón nhận sự khôn ngoan và hiểu biết điều thiện.
Lòng
yêu mến hiểu biết là thái độ sẳn sàng đón nhận trong lắng nghe và hướng về
Chân-Thiện-Mỹ. Câu ngạn ngữ của người Tây phương : “On ne saurait faire boire
un âne s’il n’a pas soif” - người ta
không thể cho con lừa không khát uống nước. Khơi dậy lòng yêu mến hiểu biết là
làm cho khát vọng tìm kiếm sự khôn ngoan lớn lên trong lòng con người. Nó tạo dựng
nền móng tinh thần cho việc đối thoại và hoán cải nội tâm. Quả thật, người ta
khó có khả năng đối thoại với nhau và hoán cải vì thiếu lòng yêu mến hiểu
biết. Sự khép kín hoặc bị giam hãm trong giáo điều có nguy cơ làm cho tâm hồn
trở nên khô cằn, sỏi đá và gai góc.
Khơi
dậy lòng yêu mến hiểu biết là nền tảng căn bản của giáo dục và con đường nhân bản
hóa con người. Nó mở đường cho con người tới thế giới, nơi đó đòi hỏi con người
rộng mở tâm hồn. Đây là tiến trình xây dựng nhân cách và giúp con người cởi mở
với thế giới bên ngoài. Sự co cụm trong thế giới chủ quan là ngục tù của tâm hồn.
Điều gây nguy hiểm cho thế giới chính là con người đánh mất sự vươn cao tinh thần,
tìm kiếm hiểu biết và trải rộng lòng nhân ái. Khơi dậy lòng yêu mến hiểu biết
là đưa con người tới hoàn thiện đời sống với chiều kích : tinh thần, trí tuệ và
nhân bản.
Trần Văn Khuê